Suy thoái kinh tế

Suy thoái kinh tế

Suy thoái (Recession) là thời điểm nền kinh tế co lại thay vì tăng trưởng. Cụ thể hơn, các nhà kinh tế học thường định nghĩa suy thoái là thời điểm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product) liên tục giảm trong ít nhất hai quý liên tiếp.
Dịch Covid 19 đang lan rộng, nguy cơ về suy thoái kinh tế trên toàn thế giới đang đến rất gần, cùng Finangel tìm hiểu sâu về khái niệm suy thoái.

Khi suy thoái, điều gì sẽ xảy ra?

Suy thoái là một phần tất yếu của chu kỳ kinh tế. Đôi khi chúng có thể diễn ra khá nhẹ nhàng và nền kinh tế với sự hỗ trợ từ các chính phủ bằng những chính sách tài khoá, kích cầu có thể hồi phục nhanh trong vài tháng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp suy thoái diễn ra trong tình trạng rất tồi tệ, đây là cách một cuộc suy thoái thường diễn ra:

  • Niềm tin giảm: Người dân và doanh nghiệp bắt đầu lo lắng về nền kinh tế, vì họ lo lắng, họ chi tiêu ít tiền hơn.
  • Lợi nhuận giảm: Khi người dân và doanh nghiệp chi tiêu ít hơn, lợi nhuận của các công ty suy giảm hoặc chuyển thành lỗ.
  • Người lao động bị mất việc làm: Với lợi nhuận suy giảm, các công ty cố gắng cắt giảm chi phí, điều đó kéo theo số lượng việc làm mất đi ngày càng nhiều, thất nghiệp gia tăng.
  • Cổ phiếu giảm: Khi các doanh nghiệp kiếm được ít tiền hơn, thì cổ phiếu của họ có giá trị thấp hơn. Cổ phiếu giảm giá làm phức tạp thêm vấn đề, hiệu ứng domino sẽ xảy ra, các cá nhân và tổ chức đầu tư vào cổ phiếu đó sẽ bị mất tài sản vì các khoản đầu tư thua lỗ, từ đó họ càng thắt chặt chi tiêu.
  • Các ngân hàng cho thắt chặt chính sách cho vay: Với nền kinh tế đang suy thoái, các ngân hàng bắt đầu lo lắng về khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với các khoản vay, từ đó việc vay tiền ngân hàng trở nên khó khăn.

Nguyên nhân dẫn tới suy thoái

Suy thoái kinh tế thực sự rất phức tạp, nó là tổng hoà của nhiều nguyên nhân mà ngay cả các chuyên gia kinh tế hàng đầu cũng không biết chính xác đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn dẫn tới suy thoái. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét 1 vài nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự suy thoái:

  • Bùng nổ bong bóng kinh tế: Nếu một khoản đầu tư cụ thể tăng giá, vượt quá giá trị thực sự của nó thì đó được gọi là bong bóng. Khi bong bóng nổ, giá của khoản đầu tư giảm nhanh và có thể kéo giá cả của các tài sản khác xuống theo.
  • Tăng lãi suất: Lãi suất cao hơn sẽ tác động mạnh lên nền kinh tế. Khi dịch Covid 19 diễn ra, các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất và giữ chúng ở mức bình ổn để đảm bảo nền kinh tế diễn ra bình thường.
  • Lạm phát: Lạm phát rất cao khiến nền kinh tế vận hành khó khăn.
  • Giá dầu: Một số cuộc suy thoái lịch sử một phần là do giá dầu đột ngột tăng vọt. Dầu mỏ được coi là vàng đen vì ảnh hưởng to lớn của nó tới nền kinh tế.
  • Tác động của thiên tai, dịch bệnh: Vào tháng 4 năm 2019, không ai nghĩ đến cụm từ “đại dịch Covid 19”. Đến tháng 4 năm 2020, nó đã đẩy nền kinh tế thế giới vào một cuộc suy thoái nặng nề.

Suy thoái và khủng hoảng

Suy thoái và khủng hoảng đều là sự sụt giảm kinh tế, nhưng chúng khác nhau về mức độ nghiêm trọng và thời điểm.

  • Suy thoái: Một cuộc suy thoái kéo dài vài tháng hoặc có thể lâu nhất là một vài năm. Thông thường, chỉ một hoặc hai ngành chịu ảnh hưởng nặng nề. Nó thực sự tồi tệ nhưng không phải là thảm họa đối với hầu hết mọi người.
  • Khủng hoảng: Bắt đầu như một cuộc suy thoái nhưng kéo dài hơn và tồi tệ hơn. Nó chạm đến hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày. Nó có thể là một thảm họa đối với toàn cầu.

Làm sao để suy thoái kết thúc?

Các cuộc suy thoái thường kết thúc với sự trợ giúp của các chính sách của chính phủ nhằm khôi phục niềm tin của người dân vào nền kinh tế. Ví dụ, khi chính phủ hạ lãi suất và thực hiện các khoản thanh toán kích thích, nó có thể giúp người dân và doanh nghiệp bắt đầu chi tiêu và vay tiền trở lại. Điều đó có thể khởi động một chu kỳ tích cực và khởi động lại động cơ tăng trưởng kinh tế.
Vào những thời điểm khác, chính sách của chính phủ và sự cải thiện niềm tin của người tiêu dùng phải diễn ra trong thời gian rất dài. Ví dụ, trong đại dịch Covid 19, hầu hết các nhà kinh tế dự đoán số phận của nền kinh tế thế giới sẽ gắn liền với thời hạn cho một loại vắc-xin hoặc các phương pháp điều trị hiệu quả hơn trên toàn cầu.

Key takeaways

  • Suy thoái là thời điểm nền kinh tế không tăng trưởng mà co lại.
  • Trong thời kỳ suy thoái, niềm tin giảm, lợi nhuận giảm, thu nhập giảm và thất nghiệp tăng lên.
  • Các đợt suy thoái có thể do bong bóng, lạm phát, chính sách của chính phủ và tác động của thiên tai, dịch bệnh chẳng hạn như đại dịch Covid 19.
  • Suy thoái khác với khủng hoảng về thời gian diễn ra và mức độ tác động tới nền kinh tế là khác nhau.
  • Suy thoái luôn kết thúc và cần phải kết thúc để bắt đầu sự hồi phục và tăng trưởng mới, đây là một điều tất yếu trong chu kỳ kinh tế.
Finangel - Suy thoái kinh tế
Finangel – Suy thoái kinh tế

———————————————

Finangel – Đối tác Đầu tư & Quản lý tài sản
Hotline: 0886 924 688
Địa chỉ: GENESIS HOUSING, 307 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
Email: hotro@finangel.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *