Tịch thu tài sản

Tịch thu tài sản

Tịch thu tài sản (Foreclosure) là một quy trình pháp lý cho phép bên cho vay chiếm quyền sở hữu một ngôi nhà hoặc bất động sản khác. Đó là điều thường xảy ra nếu chủ nhà không trả tiền thế chấp cho các bên cho vay.

Khái niệm cơ bản

Thế chấp có rủi ro đối với bên cho vay. Để cung cấp một số biện pháp bảo vệ bên cho vay, ngôi nhà hay bất động sản của người vay đóng vai trò như một tài sản thế chấp, có nghĩa là người cho vay có thể thu giữ ngôi nhà nếu người vay không trả tiền.
Các tài liệu thế chấp bao gồm điều khoản tịch thu tài sản: Nếu chủ sở hữu ngừng thanh toán, điều này cho phép người cho vay đuổi chủ nhà, kiểm soát tài sản và bán ngôi nhà để bù đắp một số chi phí.

Tịch thu tài sản hoạt động như thế nào?

Quy trình tịch thu tài sản thường diễn ra như sau:

  • Chủ sở hữu căn nhà (người vay) vỡ nợ, không có khả năng tiếp tục thanh toán khoản vay thế chấp đúng hạn theo thoả thuạn.
  • Bên cho vay thông báo về việc người vay vỡ nợ.
  • Thông báo bán tài sản: Bên cho vay thực hiện quyết định bán tài sản của người vay.
  • Bán tài sản để lấy về khoản tiền đã cho vay, chi trả các chi phí khác.

Các ngân hàng thường chỉ bắt đầu quá trình này cho đến khi chủ sở hữu chậm thanh toán vài tháng. (Và bên cho vay thường cho chủ sở hữu một cơ hội tiếp tục thực hiện các khoản thanh toán trước.)

Các loại tịch thu tài sản

  • Việc tịch tài sản có thể là tự nguyện hoặc không tự nguyện:
    • Không tự nguyện: Khi chủ sở hữu vẫn tiếp tục muốn ở trong nhà nhưng không thể thực hiện thanh toán thế chấp của họ. Trong trường hợp này, ngân hàng có thể phải trục xuất chủ nhà.
    • Tự nguyện: Nếu ngôi nhà có giá trị thấp hơn giá trị thế chấp (có thể xảy ra nếu một ngôi nhà đã giảm giá trị đáng kể), thì chủ nhà không còn cảm thấy có lợi khi tiếp tục giữ ngôi nhà và phải thanh toán thế chấp, họ có thể quyết định bỏ căn nhà đó.
  • Tịch thu tài sản cũng có thể là tư pháp hoặc phi tư pháp:
    • Tư pháp: Bên cho vay phải ra toà để đòi lại quyền lợi của mình, loại hình này tương đối phổ biến ở Việt Nam, thời gia xử lý thường trên 1 năm.
    • Phi tư pháp: Bên cho vay có thể tịch thu tài sản mà không cần ra toà. Hình thức này ít phổ biến và có thể xử lý trong một vài tháng.

Làm sao để tránh bị tịch thu tài sản

Nếu chủ nhà không muốn bị tịch thu tài sản hay không nhận khoản thế chấp, có một số phương án tối ưu hơn:

  • Đàm phán:
    • Chủ nhà có thể làm việc với bên cho vay để bù đắp các khoản thanh toán bị thiếu hoặc đồng ý về một kế hoạch thanh toán mới.
  • Bán khống:
    • Chủ nhà có thể tránh bị tịch thu nhà bằng cách bán căn nhà với giá thấp hơn giá trị của nó.
    • Điều kiện là bên cho vay phải chấp thuận việc mua bán. Tiền bán được chuyển cho bên cho vay trước, và bất cứ thứ gì còn lại sẽ được chuyển cho chủ nhà.
  • Chứng thư thay thế:
    • Chủ nhà từ bỏ căn nhà mà không làm thủ tục tịch thu nhà bằng cách ký chứng thư chuyển nhượng căn nhà cho ngân hàng.
    • Chủ nhà không phải trả khoản thế chấp còn nợ, và ngân hàng có thể bán nhà.

Việc tịch thu tài sản, bán khống và chứng thư thay thế đều có thể làm tổn hại đến điểm tín dụng của bạn trong nhiều năm. Không có phương án nào trong số này là nhẹ nhàng, đó là lý do tại sao các chuyên gia thường khuyên bạn không bao giờ có một khoản thế chấp lớn hơn mức bạn thực sự có thể chi trả.

Key takeaways

  • Tịch thu tài sản là một quy trình pháp lý cho phép bên cho vay thu giữ một ngôi nhà hoặc bất động sản khác nếu chủ sở hữu không thể khoản thanh toán thế chấp.
  • Quá trình tịch thu tài sản không bắt đầu với khoản thanh toán bị bỏ lỡ đầu tiên. Nhìn chung, quá trình này có thể mất một vài tháng hoặc vài năm.
  • Có hai loại tịch thu chính: Tư pháp đòi hỏi sự chấp thuận của thẩm phán và phi tư pháp, được xử lý bên ngoài hệ thống tòa án.
  • Trước khi cưỡng chế, một ngân hàng thường sẽ để chủ sở hữu có cơ hội thực hiện tiếp các khoản thanh toán, hoàn thành một giao dịch bán khống hoặc ký một chứng thư thay cho thỏa thuận.
  • Việc tịch thu tài sản có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là đừng bao giờ xem nhẹ một khoản thế chấp.
Finangel - Tịch thu tài sản
Finangel – Tịch thu tài sản

———————————————

Finangel – Đối tác Đầu tư & Quản lý tài sản
Hotline: 0886 924 688
Địa chỉ: GENESIS HOUSING, 307 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
Email: hotro@finangel.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *