Khả năng chấp nhận rủi ro

Khả năng chấp nhận rủi ro

Khả năng chấp nhận rủi ro (Risk Tolerance) mô tả mức độ rủi ro bạn có thể chịu được với các khoản đầu tư của mình.
Đầu tư luôn đi kèm với một số rủi ro mất tiền, các khoản đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận hơn cũng có xu hướng rủi ro hơn. Việc xác định mức độ chấp nhận rủi ro có thể giúp bạn tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa hai vấn đề: hướng tới lợi nhuận cao hơn và tránh thua lỗ lớn.

Xác định khả năng chấp nhận rủi ro như thế nào?

Khả năng chấp nhận rủi ro bao gồm hai yếu tố chính: khả năng tài chính của bạn để chấp nhận thua lỗ và mức độ thoải mái của cảm xúc cá nhân của bạn với rủi ro.

Khả năng tài chính

Nếu danh mục đầu tư sụt giảm, liệu điều đó có phải là một điều khủng khiếp cho sức khoẻ tài chính của bạn, hay bạn có nhiều nguồn lực khác để dự phòng?
Những điều bạn cần xem xét:

  • Các nguồn tài chính khác
  • Các khoản đầu tư khác
  • Khoảng thời gian nào bạn cần tiền?
  • Mục tiêu lợi nhuận khi bạn đầu tư quan trọng đến đâu?

Mức độ thoải mái

Nói cách khác là khẩu vị rủi ro của bạn, bạn sẽ cảm thấy đau đầu nếu khoản đầu tư của bạn sụt giảm 10% hay 20%, một số nhà đầu tư chỉ chịu được rủi ro khoảng 20% sẽ cắt lỗ, các nhà đầu tư trẻ hơn và đầu tư các lớp tài sản mới có thể vẫn vững vàng khi giá tiền mã hoá mất đi 50% giá trị trong 1 ngày.
Những điều bạn cần xem xét:

  • Kiến thức & trải nghiệm đầu tư
  • Cảm xúc cá nhân khi bị mất tiền
  • Bạn có thể giữ không bán cắt lỗ khoản đầu tư khi thị trường giảm giá?

Nói chung, bạn sẽ có khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn nếu bạn có thời gian dài hơn, nhiều nguồn tài chính khác và mục tiêu ít quan trọng hơn. Tương tự, bạn hiểu biết về thị trường và mức độ thoải mái của bạn khi thị trường giảm cao (tâm lý tốt), thì bạn cũng có khả năng chấp nhận rủi ro cao.

Phân loại các nhà đầu tư

Không có công thức xác định để tính toán mức độ chấp nhận rủi ro. Các nhà lập kế hoạch và cố vấn tài chính thường đưa ra bảng câu hỏi về mức độ chấp nhận rủi ro cho các nhà đầu tư mới. Câu trả lời của bạn sẽ xác định được bạn đang ở đâu và nên làm gì:

  • Nhóm thận trọng: Khả năng chấp nhận rủi ro rất thấp; khả năng tài chính thấp & mức độ thoải mái khi thua lỗ thấp.
  • Nhóm cân bằng: Mức độ chấp nhận rủi ro vừa phải; khả năng tài chính & mức độ thoải mái khi rủi ro xảy ra ở mức trung bình.
  • Nhóm mạo hiểm: Khả năng chấp nhận rủi ro rất cao; đi kèm với đó là khả năng tài chính cao, mức độ thoải mái khi thua lỗ ở mức cao.

Sử dụng khả năng chấp nhận rủi ro như thế nào?

Bạn có thể sử dụng khả năng chấp nhận rủi ro của mình để tìm ra cách phân bổ tài sản của mình, hoặc phân bổ danh mục đầu tư của mình vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt và các lớp tài sản khác. Mặc dù việc tinh chỉnh phân bổ tài sản của bạn có thể phức tạp, nhưng trong bức tranh toàn cảnh, việc tìm ra sự cân bằng phù hợp giữa rủi ro và lợi nhuận là điều cần thiết.
Dưới đây là một ví dụ về các nhóm nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro khác nhau khi phân bổ tài sản đầu tư:

Nhóm thận trọng:

  • Trái phiếu: 50%
  • Cổ phiếu: 40%
  • Tiền mặt: 10%

Nhóm cân bằng:

  • Trái phiếu: 35%
  • Cổ phiếu: 60%
  • Tiền mặt: 5%

Nhóm mạo hiểm:

  • Cổ phiếu: 90%
  • Trái phiếu: 10%

Tại sao khả năng chấp nhận rủi ro quan trọng?

Mặc dù có khả năng chấp nhận rủi ro cao nghe có vẻ là kết quả tốt nhất (vì khả năng chấp nhận rủi ro cao có cơ hội kiếm được nhiều lợi nhuận), tuy nhiên điều quan trọng là phải trung thực khi đánh giá về mình. Nếu chiến lược bạn chọn quá mạo hiểm, bạn có thể không giữ được cảm xúc khi bán các khoản đầu tư của mình khi thị trường giảm, nghĩa là bạn sẽ thua lỗ khi nó bật trở lại. Bán các khoản đầu tư sau khi chúng đã giảm giá có xu hướng làm hỏng lợi nhuận dài hạn của bạn.
Nhưng mặt khác, chỉ giữ tiền trong tài khoản tiết kiệm có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ kiếm được một khoản lợi nhuận lớn. Bạn có thể cảm thấy an toàn khi ở đó, nhưng bạn sẽ không có nhiều cơ hội để gia tăng tài sản của mình.

Key takeaways

  • Khả năng chấp nhận rủi ro đề cập đến khả năng chấp nhận thua lỗ với các khoản đầu tư.
  • Hai điều cần cân nhắc chính khi đánh giá khả năng chấp nhận rủi ro tổng thể: khả năng tài chính để chấp nhận rủi ro và mức độ thoải mái cá nhân với rủi ro.
  • Các khoản đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận hơn thường rủi ro hơn. Xác định mức độ chấp nhận rủi ro là điều quan trọng để có thể kiếm đủ lợi nhuận nhưng tránh chấp nhận rủi ro nhiều hơn mức bạn thực sự có thể kiểm soát.
  • Khả năng chấp nhận rủi ro của bạn có thể giúp bạn lựa chọn cách phân bổ tài sản phù hợp, mô tả sự kết hợp giữa cổ phiếu, trái phiếu và các khoản đầu tư khác mà bạn nắm giữ.
Finangel - Khả năng chấp nhận rủi ro
Finangel – Khả năng chấp nhận rủi ro

———————————————

Finangel – Đối tác Đầu tư & Quản lý tài sản
Hotline: 0886 924 688
Địa chỉ: GENESIS HOUSING, 307 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
Email: hotro@finangel.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *