Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

Lợi nhuận (Thu nhập) trên mỗi cổ phiếu (Earning Per Share – EPS) là một thước đo tài chính quan trọng giúp các nhà đầu tư tính toán được lợi nhuận khi giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng như đánh giá khả năng sinh lời của một công ty.
Nó được tính bằng cách chia lợi nhuận của một công ty cho số lượng cổ phiếu của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Ví dụ, một công ty đạt lợi nhuận 50 tỷ đồng trong một năm và có 500 triệu cổ phiếu đang lưu hành, khi đó EPS là 1000đ.

Để tính toán EPS, bạn chỉ cần hai thông tin về một công ty:

  • Lợi nhuận trong một khoảng thời gian cụ thể thường là quý hoặc năm.
    Lợi nhuận = doanh thu – chi phí
  • Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Chỉ có “cổ phiếu phổ thông” (là những gì mọi người thường đề cập đến khi họ nói về cổ phiếu) được bao gồm trong hình này. Cổ phiếu ưu đãi không được bao gồm trong đó.

Ví dụ đơn giản, giả sử Công ty A có:

  • Doanh thu: 200 tỷ đồng
  • Chi phí: 150 tỷ đồng
  • Cổ phiếu đang lưu hành: 50 triệu
  • Bạn có thể trừ để xác định lợi nhuận của công ty A:
    Lợi nhuận = 200 tỷ – 150 tỷ = 50 tỷ đồng.
  • Và bạn có thể chia để xác định EPS của công ty:
    EPS = 50,000,000đ / 50.000.000 cổ phiếu = 1000đ

Tại sao EPS quan trọng?

Cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đều sử dụng EPS để đánh giá sức khỏe tài chính của công ty.
Về mặt lý thuyết, EPS cho các nhà đầu tư biết lợi nhuận của một công ty mà một cổ đông được hưởng đối với mỗi cổ phiếu mà họ sở hữu. Điều này rất quan trọng vì lợi nhuận thường là con số chính mà các nhà đầu tư sử dụng để xác định giá trị của một cổ phiếu. Một cổ phiếu của công ty có EPS là 5000đ thường có giá trị hơn một cổ phần của công ty có EPS là 1000đ.

Sẽ thế nào khi EPS tăng, giảm?

Nếu chỉ riêng con số EPS đơn độc, sẽ chẳng có gì nhiều để đánh giá. Thay vào đó, các nhà đầu tư chủ yếu tập trung vào các xu hướng trong EPS của công ty từ quý này sang quý khác:

  • EPS tăng: Điều đó thẻ hiện lợi nhuận doanh nghiệp tăng, và tác động lên giá cổ phiếu sẽ tăng
  • EPS giảm: Lợi nhuận đang giảm và ảnh hưởng tới cổ phiếu sẽ giảm
  • EPS biến động: Lợi nhuận doanh nghiệp bất ổn, giá cổ phiếu có thể dao động lớn.
  • EPS ổn định: Lợi nhuận doanh nghiệp ổn định, giá cổ phiếu có thể sẽ đi ngang hoặc ít biến động.
  • Khi EPS tăng nhanh hơn các công ty cùng ngành: Công ty có thể đang giành được thị phần, từ đó giá cổ phiếu sẽ tăng nhanh hơn giá cổ phiếu của các công ty ngang hàng.

Những xu hướng đó cũng cần phải được đặt trong bối cảnh cụ thể của thị trường. Ví dụ, ngay cả một công ty rất thành công cũng có thể có EPS âm liên tục nếu lợi nhuận có được được phân bổ vào hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong trường EPS giảm, cổ phiếu vẫn có thể tăng giá nếu các nhà đầu tư tin rằng một ngày nào đó công ty sẽ thu được lợi nhuận cao.

Sự dịch chuyển của thị trường

Khi một doanh nghiệp công bố chỉ số EPS, giá cổ phiếu và thị trường có sự biến động. Dưới đây ví dụ là một kịch bản:

  • Khi sắp hết một quý 2 năm 2021, các nhà phân tích tài chính sẽ đưa ra dự đoán EPS cho công ty A, ví dụ là 2000đ.
  • Khi hết quý 2, công ty A côn bổ EPS là 2500đ.
    EPS thực tế cao hơn so với dự đoán, điều này thúc đẩy cổ phiếu A tăng giá.
  • Giá cổ phiếu của các công ty cùng ngành với công ty A cũng có thẻ tăng giá (Vùng giá trị tương quan trong ngành)
  • Nếu các công ty khác cũng công bố EPS tốt hơn mong đợi, đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang hoạt động tốt hơn các nhà đầu tư nghĩ, từ đó thúc đẩy toàn bộ thị trường chứng khoán đi lên.

Tương tự như vậy, khi EPS của một công ty thấp hơn các nhà phân tích mong đợi, cổ phiếu của nó thường giảm. Và nếu nhiều công ty báo cáo EPS kém hơn dự kiến, toàn bộ thị trường có thể giảm.

Key takeaways

  • Thu nhập trên mỗi cổ phiếu, hay EPS, là một số liệu tài chính mô tả lợi nhuận của một công ty.
  • EPS được tính bằng cách chia lợi nhuận định kỳ của một công ty cho số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.
  • Mặc dù cổ phiếu có EPS cao thường giao dịch với giá cao hơn so với cổ phiếu có EPS thấp, điều này còn phụ thuộc vào bối cảnh chung của thị trường chứng khoán và nền kinh tế.
  • Các nhà phân tích xem xét xu hướng ngắn hạn và dài hạn của EPS để biết những dấu hiệu về triển vọng của một công ty.
Finangel - Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu
Finangel – Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

———————————————

Finangel – Đối tác Đầu tư & Quản lý tài sản
Hotline: 0886 924 688
Địa chỉ: GENESIS HOUSING, 307 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
Email: hotro@finangel.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *