Như chúng ta đã biết, tất cả các khoản đầu tư đều đi kèm với rủi ro. Với các khoản đầu tư tài chính, rủi ro thường gắn liền với lợi nhuận (phần thưởng) tương xứng. Điều đó có nghĩa là các khoản đầu tư có khả năng sinh lời cao cũng đi kèm với lợi nhuận cao, các khoản đầu tư an toàn thường không mang lại nhiều lợi nhuận.
Rủi ro là gì?
Các nhà đầu tư thường ngầm hiểu rủi ro là việc xảy ra trong tương lai không được như mong muốn của nhà đầu tư và nó gây thiệt hại cho nhà đầu tư, trong đầu tư tài chính, sự biến động là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro.
Để tìm hiểu rõ hơn về tác động của sự biến động tới rủi ro, các bạn có thể đọc lại bài viết của Finangel: BIẾN ĐỘNG – THƯỚC ĐO RỦI RO
https://www.facebook.com/Finangel.vn/posts/132167358994474
Đầu tư theo rủi ro/ lợi nhuận
Vì rủi ro và lợi nhuận đi đôi với nhau, chúng ta có thể phân loại các lớp tài sản theo rủi ro và lợi nhuận tiềm năng của chúng:
- Tiền mã hoá
- Mức độ rủi ro: Rất cao
- Rủi ro của tiền mã hoá tới từ sự biến động khủng khiếp của loại tài sản này trong một thời gian ngắn. Thậm chí, một vài loại tiền mã hoá có thể mất hoàn toàn giá trị.
- Khởi nghiệp
- Mức độ rủi ro: Khá cao
- Theo thống kê, có tới 95% doanh nghiệp khởi nghiệp phá sản hoặc giải thể trong 3 năm đầu tiên. Số ít các start up có thể tồn tại và tăng trưởng và rất hiếm doanh nghiệp khởi sự thành công và có chỗ đứng trên thị trường.
- Cổ phiếu
- Mức độ rủi ro: Cao
- Đối với cổ phiếu, biến động 1 ngày có thể giới hạn trong khung 5-7%. Xét về mặt lâu dài, cổ phiếu có xu hướng tăng trưởng tốt.
- Trái phiếu
- Mức độ rủi ro: Trung bình
- Trái phiếu có mức lãi suất ít thay đổi, rủi ro trái phiếu có thể tới từ tổ chức phát hành, hoặc giảm giá trị do lạm phát.
- Tiết kiệm
- Mức độ rủi ro: Thấp
- Như chúng ta đã biết, tiết kiệm là một kênh đầu tư an toàn, ít rủi ro và tất nhiên lãi suất của việc gửi tiết kiệm tương đối thấp.
Lựa chọn cân bằng rủi ro và lợi nhuận phù hợp được cho là một yếu tố quan trọng của đầu tư. Điều này quyết định việc bạn phân bổ tài sản và có kế hoạch tài chính phù hợp với khẩu vị rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận của bản thân.
Chấp nhận rủi ro
Các nhà đầu tư cần xác định rõ được “khả năng chấp nhận rủi ro” của bản thân, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ tài sản.
Nhà đầu tư có thể xác định mức độ chấp nhận rủi ro của mình bằng cách xem xét hai yếu tố:
- Thời gian đầu tư: Khoảng thời gian cho đến khi bạn cần lấy lại số tiền đầu tư. Khung thời gian đó càng dài, bạn càng có nhiều rủi ro.
- Khẩu vị rủi ro: Mỗi người có khẩu vị rủi ro khác nhau. Nếu bạn là người thường xuyên cảm thấy lo lắng nếu các khoản đầu tư của mình sụt giảm, có thể bạn có khả năng chấp nhận rủi ro thấp, khẩu vị rủi ro ở mức an toàn. Nhưng nếu bạn cảm thấy hứng thú và chấp nhận sự biến động của thị trường tiền mã hoá, bạn có thể có khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn.
Key takeaways
- Đầu tư luôn đi kèm với rủi ro.
- Thông thường, các khoản đầu tư có tiềm năng sinh lời tốt hơn thì rủi ro cao hơn.
- Nhiều nhà đầu tư nghĩ về rủi ro là sự biến động giá cả của tài sản, nhưng cũng có thể có nhiều loại rủi ro khác: doanh nghiệp phá sản, rủi ro lạm phát…
- Khả năng chấp nhận rủi ro được xác định bằng 2 yếu tố: Thời gian đầu tư và khẩu vị rủi ro của mỗi người.
- Bạn có biết, câu nói dân Đầu tư thường dùng “High Rick, High Return” dịch ra tiếng Việt là gì không? Các cụ ta hay nói: “Liều ăn Nhiều” là thế đó!
———————————————