Lợi suất (Yield) là thu nhập được tạo ra bởi một khoản đầu tư trong một khoảng thời gian cụ thể, được biểu thị bằng phần trăm.
Cách tính lợi suất
Mặc dù chúng ta có thể tính toán lợi suất hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, tuy nhiên hầu hết các nhà đầu tư đều xem xét lợi suất theo năm. Ở mức cơ bản nhất, bạn tính toán lợi nhuận bằng cách chia lợi tức ròng cho khoản đầu tư ban đầu.
Chẳng hạn, nếu đầu tư 1 tỷ VND vào cổ phiếu Tập đoàn Hoà Phát trong năm 2021 và kiếm được 100 triệu VND lợi tức (bao gồm việc giá cổ phiếu tăng lên và cả cổ tức được trả) thì lợi suất trong năm 2021 của khoản đầu tư là 10%.
Lợi suất cổ phiếu, trái phiếu
Các nhà đầu tư có thể tính toán lợi suất bằng nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào loại hình đầu tư và quan điểm về các chỉ số tài chính quan trọng với mỗi người. Để tính toán lợi suất, chúng ta cần xác định lợi tức của các khoản đầu tư, dưới đây là cách tính lợi suất cơ bản của trái phiếu và cổ phiếu:
Trái phiếu
- Lợi tức danh nghĩa: Dựa trên lãi suất hàng năm và chênh lệch mệnh giá của trái phiếu (không nhất thiết là số tiền nhà đầu tư thực sự bỏ ra để mua trái phiếu)
- Lợi tức khi đáo hạn: Tổng lợi tức trung bình mỗi năm với điều kiện trái phiếu được giữ đến ngày đáo hạn (không bị mua bán hay chuyển nhượng)
Cổ phiếu
- Lợi tức trên chi phí: Dựa trên giá mua ban đầu.
- Lợi tức hiện tại: Dựa trên giá thị trường hiện tại của cổ phiếu.
Nhà đầu tư thậm chí còn có nhiều lựa chọn hơn để tính toán lợi nhuận cho các khoản đầu tư của mình, một số trong số đó trở nên vô cùng phức tạp khi tính đến việc tính lãi kép và giả định rằng lợi tức liên tục được tái đầu tư mà không rút ra tiền mặt.
Tại sao lợi suất quan trọng?
Các nhà đầu tư dựa vào lợi nhuận để đảm bảo rằng họ đang đầu tư tiền vào những khoản đầu tư tốt nhất có thể. Họ có thể tính toán lợi nhuận để so sánh các lựa chọn đầu tư khác nhau và quyết định cái nào sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất.
Lợi suất cao hơn có nghĩa là nhà đầu tư có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ khoản đầu tư của họ, trong khi lợi suất thấp hơn không mang lại nhiều tiền và ít được các nhà đầu tư lựa chọn.
Lợi suất và rủi ro
Nói chung, khi rủi ro tăng lên, thì lợi suất cũng tăng theo.
Ví dụ: bạn có thể không kiếm được quá nhiều từ trái phiếu chính phủ, nhưng cũng có nguy cơ vỡ nợ khá thấp nên khá an toàn, tương tự đối với khoản đầu tư vào cổ phiếu của một công ty lâu đời. Mặt khác, một công ty khởi nghiệp công nghệ có thể có lợi suất cao, nhưng cũng có nhiều rủi ro hơn.
Lợi tức so với tổng lợi nhuận
Cả lợi suất và tổng lợi nhuận đều là biểu hiện của thu nhập đầu tư, nhưng chúng có sự khác nhau:
- Lợi tức bao gồm cổ tức và lãi (đối với cổ phiếu). Thông thường, một nhà đầu tư nhìn vào lợi tức sẽ tập trung vào thu nhập, với mục tiêu bảo toàn khoản đầu tư ban đầu.
- Tổng lợi nhuận là một bức tranh đầy đủ hơn về thu nhập đầu tư. Nó bao gồm cổ tức và tiền lãi cùng với việc phân bổ vốn vào danh mục đầu tư. Một nhà đầu tư tập trung vào tăng trưởng có thể sẽ dựa nhiều hơn vào tổng lợi nhuận.
Key takeaways
- Lợi tức là số thu nhập kiếm được (dựa trên cổ tức và lãi suất) từ một khoản đầu tư cụ thể. Lợi suất là thu nhập được tạo ra bởi một khoản đầu tư trong một khoảng thời gian cụ thể, được biểu thị bằng phần trăm.
- Bạn có thể tính toán lợi nhuận để lựa chọn khoản đầu tư nào là tốt nhất cho mục tiêu của mình, thông thường thì khoản đầu tư càng rủi ro, lợi tức càng cao.
- Trong khi lợi tức có thể cho bạn biết bạn có thể kiếm được bao nhiêu từ cổ tức và lãi suất, tổng lợi nhuận cung cấp bức tranh thu nhập hoàn chỉnh hơn bằng cách tính toán lãi vốn và phân bổ vốn vào danh mục đầu tư.
———————————————