Trái phiếu đô thị (Municipal Bonds) là một loại trái phiếu do chính phủ hoặc chính quyền địa phương phát hành để huy động tiền cho các dự án công cộng.
Trái phiếu đô thị hoạt động thế nào?
Hiểu một cách đơn giản, trái phiếu đô thị huy động tiền từ nhà đầu tư cho chính quyền địa phương hoặc chính phủ. Khi một tổ chức chính phủ cần huy động tiền để thanh toán cho một dự án lớn, họ sẽ phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư quan tâm.
Đây là một ví dụ về cách trái phiếu đô thị hoạt động:
- Chính quyền phát hành trái phiếu đô thị để phục vụ dự án công mới, chẳng hạn như xây cao tốc.
- Các nhà đầu tư mua trái phiếu đô thị, cung cấp cho chính quyền số tiền họ cần.
- Chính quyền sử dụng tiền thu được từ thuế, phí cầu đường hoặc các nguồn thu khác để trả nợ cho các nhà đầu tư.
- Nhà đầu tư nhận được tiền lãi (thường là nửa năm 1 lần) và khoản đầu tư ban đầu khi trái phiếu đáo hạn.
- Trái phiếu đô thị có thể được phát hành bởi các chính phủ, thành phố, quận huyện…
Sử dụng trái phiếu đô thị như thế nào?
Các chính phủ sử dụng trái phiếu đô thị để gây quỹ cho các dự án mang lại lợi ích cho công chúng. Các ví dụ phổ biến bao gồm:
- Đường bộ, đường cao tốc, cầu và các cơ sở hạ tầng khác
- Bệnh viện
- Trường học và thư viện
- Tòa nhà chính phủ
- Nhà máy điện
- Hệ thống cống ngầm…
Lợi ích cho nhà đầu tư
Trái phiếu đô thị có thể là một lựa chọn đầu tư phổ biến vì:
- Rủi ro thấp: Chúng được hỗ trợ bởi các tổ chức chính phủ, trái phiếu đô thị thường có rủi ro vỡ nợ thấp. (Trái phiếu thường được phát hành với xếp hạng tín dụng, đánh giá khả năng người vay thanh toán đúng hạn, tương tự như điểm tín dụng)
- Lợi ích về thuế: Lợi nhuận bạn kiếm được thường được miễn thuế thu nhập.
- Thu nhập ổn định: Trái phiếu đô thị thường phổ biến với các nhà đầu tư về hưu như một cách kiếm tiền lương ổn định từ danh mục đầu tư của họ.
Bởi vì lợi thế về thuế là điểm thu hút chính của trái phiếu đô thị, chúng thường có ý nghĩa hơn khi giữ trong tài khoản chịu thuế. Những lợi ích về thuế đó trở nên có giá trị hơn đối với các nhà đầu tư có khung thuế cao hơn, vì vậy trái phiếu cũng có xu hướng phổ biến với các nhà đầu tư giàu có.
Các loại trái phiếu đô thị
Hai loại trái phiếu đô thị phổ biến nhất là trái phiếu nghĩa vụ chung và trái phiếu doanh thu. Sự khác biệt chính là số tiền mà các nhà đầu tư được trả.
- Trái phiếu nghĩa vụ chung
- Trái phiếu nghĩa vụ chung hoàn trả số tiền đầu tư và lợi nhuận của nhà đầu tư bằng: Thuế của người dân cư trú tại vùng này và thuế tài sản của họ.
- Đơn vị phát hành: Chính phủ, tỉnh, thành phố.
- Trái phiếu doanh thu
- Trả tiền nhà đầu tư từ nguồn cụ thể: Phí đường bộ, phí tiện ích, doanh thu bệnh viện, học phí đại học …
-
- Đơn vị phát hành: Hải quan, các công ty xây dựng thuộc nhà nước, bệnh viện hay trường học công …
Trái phiếu nghĩa vụ chung thường được coi là có rủi ro thấp hơn và do đó đi kèm với lãi suất thấp hơn trái phiếu doanh thu.
Key takeaways
- Trái phiếu đô thị là khoản đầu tư do các cơ quan chính quyền địa phương, chính quyền thành phố phát hành để huy động tiền tài trợ cho các hoạt động hoặc một số dự án nhất định.
- Trái phiếu có thể được phát hành bởi các chính phủ, thành phố, quận, nhà cung cấp dịch vụ tiện ích công, cơ quan vận tải, trường học, bệnh viện…
- Hai loại trái phiếu đô thị chính là trái phiếu nghĩa vụ chung và trái phiếu doanh thu. Trái phiếu nghĩa vụ chung thường được trả lại bằng thuế của người dân, trong khi trái phiếu doanh thu được trả bằng doanh thu từ một nguồn cụ thể, như phí cầu đường cao tốc, học phí trường học hay doanh thu bệnh viện…
- Những lợi thế của việc đầu tư vào trái phiếu đô thị: xử lý thuế thuận lợi, thu nhập ổn định đáng tin cậy và rủi ro tương đối thấp.
- Tuy nhiên, nhà đầu tư bình thường có thể khó xây dựng danh mục trái phiếu đô thị vì tính thanh khoản tương đối thấp, các trái phiếu đô thị có kỳ hạn tương đối dài và lãi suất thấp.
———————————————