Bảo hiểm doanh nghiệp (Business Insurance) là hợp đồng giữa công ty bảo hiểm và doanh nghiệp. Để đổi lấy khoản phí bảo hiểm do doanh nghiệp trả, công ty bảo hiểm đồng ý bảo vệ doanh nghiệp trước một số loại tổn thất tài chính có thể xảy ra.
Những khái niệm cơ bản
Bảo hiểm kinh doanh giống như một mạng lưới an toàn tài chính cho các công ty. Tùy thuộc vào chính sách và loại hình kinh doanh, bảo hiểm kinh doanh có thể bao gồm:
- Một công nhân nhà máy bị thương trên dây chuyền sản xuất (Tai nạn lao động)
- Hỏa hoạn hoặc thảm họa khác phá hủy tài sản của công ty
- Khách hàng gặp tai nạn tại cửa hàng hay cơ sở do doanh nghiệp sở hữu
- Một sản phẩm mà công ty sản xuất cuối cùng lại gây thương tích cho một số khách hàng và công ty bị kiện
- Một công ty khác tuyên bố rằng sản phẩm là ý tưởng bị đánh cắp hoặc tài sản trí tuệ và kiện doanh nghiệp của bạn ra toà.
Bảo hiểm kinh doanh đa dạng hình thức, doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, công ty Trách nhiệm hữu hạn hay Một thành viên … đến các tập đoàn đa quốc gia. Không có loại bảo hiểm duy nhất phù hợp cho mọi doanh nghiệp, thay vào đó, một doanh nghiệp lựa chọn một chính sách dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, sản phẩm & dịch vụ nó cung cấp hay công việc thường ngày của nhân viên.
Các yêu cầu đối với doanh nghiệp
Tuỳ chính sách tại các quốc gia, các doanh nghiệp có thể cần thực hiện một số loại bảo hiểm để đáp ứng các yêu cầu hoạt động, chẳng hạn:
- Bảo hiểm cho người lao động: Thay thế tiền lương bị mất và chi trả các khoản điều trị y tế cho nhân viên bị thương trong công việc. Bảo hiểm này cũng chi trả quyền lợi tử vong cho gia đình của một nhân viên qua đời tại nơi làm việc.
- Thất nghiệp: Cung cấp khoản bồi thường cho những cá nhân đủ điều kiện bị công ty cho thôi việc.
- Khuyết tật: Trả cho nhân viên khuyết tật (những người bị bệnh hoặc thương tật dài hạn) một phần thu nhập của họ nếu họ không thể làm công việc của mình trong một thời gian dài.
Các loại bảo hiểm doanh nghiệp
Các công ty bảo hiểm cung cấp nhiều loại bảo hiểm khác cho các doanh nghiệp, một trong số các hình thức phổ biến nhất:
- Bảo hiểm trách nhiệm chung: Chi trả trước thiệt hại của khiếu nại chống lại một doanh nghiệp liên quan đến thương tích; thiệt hại tài sản; bôi nhọ và vu khống; bao gồm chi phí toà án như kiện tụng.
- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm: Chi trả trước thiệt hại của tổn thất do sản phẩm của doanh nghiệp bị lỗi.
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Chi trả trước thiệt hại liên quan đến sai lầm nghề nghiệp của doanh nghiệp.
- Bảo hiểm tài sản thương mại: Chi trả trước thiệt hại về tài sản, vật tư, thiết bị doanh nghiệp do hoả hoạn, trộm cắp hay phá hoại.
- Bảo hiểm giai đoạn kinh doanh: Chi trả cho doanh nghiệp khi công việc kinh doanh bị gián đoạn vì một số lý do chính đáng.
- Bảo hiểm kinh doanh tại nhà: Chi trả trước thiệt hại đối với thiết bị kinh doanh, thương tích do các đối tác kinh doanh gây ra hoặc khách hàng bị thương tại cơ sở kinh doanh.
Một số doanh nghiệp lựa chọn chính sách của chủ doanh nghiệp kết hợp nhiều loại bảo hiểm kinh doanh vào một gói, điều này thường giúp tiết kiệm chi phí mua bảo hiểm.
Chọn bảo hiểm doanh nghiệp
Quy trình lựa chọn bảo hiểm doanh nghiệp phù hợp:
- Tìm tất cả các rủi ro cụ thể mà doanh nghiệp có thể gặp phải, lựa chọn những gì doanh nghiệp cần được bảo hiểm.
- Nghiên cứu các yêu cầu bảo hiểm tại Quốc gia, khu vực sở tại của doanh nghiệp.
- Tìm các công ty bảo hiểm, nhận báo giá về các sản phẩm bảo hiểm.
- So sánh các chính sách bảo hiểm hiện có, giới hạn bảo hiểm, chi phí hợp đồng bảo hiểm và đưa ra quyết định.
Hãy nhớ đánh giá lại các nhu cầu và chính sách bảo hiểm của bạn mỗi năm hoặc hai năm 1 lần để đảm bảo rằng bạn vẫn được bảo vệ một cách thích hợp. Bạn cũng cần xem xét mức độ phù hợp nếu doanh nghiệp của bạn trải qua một thay đổi lớn, chẳng hạn như việc mở một nhà máy hay thay đổi mô hình kinh doanh.
Key takeaways
- Bảo hiểm doanh nghiệp giúp bảo vệ công ty khỏi những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Có nhiều tùy chọn bảo hiểm khác nhau và có thể được đưa vào các chính sách toàn diện.
- Nhiều quốc gia, khu vực yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện một số loại bảo hiểm bắt buộc như bồi thường cho người lao động, tàn tật và thất nghiệp.
- Đại lý bảo hiểm có thể giúp doanh nghiệp so sánh các lựa chọn chính sách từ các nhà cung cấp bảo hiểm khác nhau để doanh nghiệp có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
———————————————